Bộ phim này thành công, trước hết là do một kịch bản hay, hấp dẫn. Cái tên Ghenghis Khan cuốn hút như Napoleon, một kẻ chinh phục như Ghenghis Khan là để tài hầu như không thể bỏ qua, nhất là khán giả yêu thích dòng phim lịch sử. Bộ phim được đao diễn bởi một đạo diễn giỏi, quen thuộc với đề tài về lịch sử, chiến tranh các dân tộc vùng Trung Á. Bộ phim được quay ở Nội Mông-Trung Quốc, chính là Mông Cổ năm xưa. Dàn diễn viên giàu kinh nghiệm của châu Á góp phần vào thành công cho Mongol.
Phim có tiết tấu tương đối chậm, do trôi theo dòng hổi tưởng của Temudjin về cuộc đời hồi trẻ. Phim ngắt nhịp tương đối rõ ràng, như có quãng nghỉ cho khán giả “ngẫm” về nhân vật, và thưởng thức bối cảnh của phim. Tình tiết cứ từ từ tiến, bồi đắp vào cuộc đời nhân vật, đẩy dần đến cao trào cuối phim, thắt nút được mở bằng một chiến đẫm máu trên sa mạc. Diễn xuất của các diên viên nói chung là tốt. Nhân vật Jamukha do Sun Honglei (Trung Quốc) đóng nên có vẻ chưa “Mông Cổ” cho lắm, chưa thô mộc, chưa “man di” cho ra chất Mông Cổ, hơi ranh ma thái quá. Temudjin do Tadanobu Asano (Nhật Bản) đóng có vẻ ngoài hơi gọn so với tưởng tượng của mình, nhưng nói chung là đúng phong thái nhân vật, dù về cuối có vẻ chưa diễn hết sự chuyển đổi mạnh mẽ thành một Đại Hãn bạo tàn.
Chuẩn nhất hẳn là Borte, Khulan Chuulun – một diễn viên Mông Cổ với đôi mắt xếch đặc trưng đã đóng thành công một phụ nữ Mông Cổ chung thủy và can đảm. Ai xem chắc cũng thú vị với 2 diễn viên nhí đóng Temudjin và Borte hồi trẻ, đoạn đối thoại đàu tiên đầy màu sắc tình yêu trên khuôn mặt ngây thơ của chúng là cảnh phim cuốn hút và tươi mát, trong tổng thể màu cát vàng xám của phim. Phục trang, bối cảnh, đạo cụ, không có gì chê vì đội ngũ người Trung Quốc được thuê làm quá tôt, như bao phim dã sử khác ta từng thấy. Bình nguyên cỏ xanh, thảo nguyên đầy gió, sa mạc vàng cháy hiện lên no nê trướ mắt khán giả. Cảnh chiến trận hoành tráng, khốc liệt, dù có thể hơi ít với mong đợi. Khán giả có lẽ chờ phần tiếp theo để được xem những cuộc chinh phục của Ghenghis Khan.
Phim làm theo lối “cổ điển”, không có kết cấu hiện đại phức tạp, không nhiều thủ pháp đặc biệt. Vẫn có những điểm nhấn hay chi tiết liên kết phim như mảnh xương làm tin của Temudjin. Nói chung phim tương đối dễ xem với khán giả. Đạo diễn Sergei dường như không tìm tòi cái mới, ông chỉ “làm thật tốt cái cũ” để làm nên một tác phẩm có sự cân bằng cao.
- 1-End
Bộ phim này thành công, trước hết là do một kịch bản hay, hấp dẫn. Cái tên Ghenghis Khan cuốn hút như Napoleon, một kẻ chinh phục như Ghenghis Khan là để tài hầu như không thể bỏ qua, nhất là khán giả yêu thích dòng phim lịch sử. Bộ phim được đao diễn bởi một đạo diễn giỏi, quen thuộc với đề tài về lịch sử, chiến tranh các dân tộc vùng Trung Á. Bộ phim được quay ở Nội Mông-Trung Quốc, chính là Mông Cổ năm xưa. Dàn diễn viên giàu kinh nghiệm của châu Á góp phần vào thành công cho Mongol.
Phim có tiết tấu tương đối chậm, do trôi theo dòng hổi tưởng của Temudjin về cuộc đời hồi trẻ. Phim ngắt nhịp tương đối rõ ràng, như có quãng nghỉ cho khán giả “ngẫm” về nhân vật, và thưởng thức bối cảnh của phim. Tình tiết cứ từ từ tiến, bồi đắp vào cuộc đời nhân vật, đẩy dần đến cao trào cuối phim, thắt nút được mở bằng một chiến đẫm máu trên sa mạc. Diễn xuất của các diên viên nói chung là tốt. Nhân vật Jamukha do Sun Honglei (Trung Quốc) đóng nên có vẻ chưa “Mông Cổ” cho lắm, chưa thô mộc, chưa “man di” cho ra chất Mông Cổ, hơi ranh ma thái quá. Temudjin do Tadanobu Asano (Nhật Bản) đóng có vẻ ngoài hơi gọn so với tưởng tượng của mình, nhưng nói chung là đúng phong thái nhân vật, dù về cuối có vẻ chưa diễn hết sự chuyển đổi mạnh mẽ thành một Đại Hãn bạo tàn.
Chuẩn nhất hẳn là Borte, Khulan Chuulun – một diễn viên Mông Cổ với đôi mắt xếch đặc trưng đã đóng thành công một phụ nữ Mông Cổ chung thủy và can đảm. Ai xem chắc cũng thú vị với 2 diễn viên nhí đóng Temudjin và Borte hồi trẻ, đoạn đối thoại đàu tiên đầy màu sắc tình yêu trên khuôn mặt ngây thơ của chúng là cảnh phim cuốn hút và tươi mát, trong tổng thể màu cát vàng xám của phim. Phục trang, bối cảnh, đạo cụ, không có gì chê vì đội ngũ người Trung Quốc được thuê làm quá tôt, như bao phim dã sử khác ta từng thấy. Bình nguyên cỏ xanh, thảo nguyên đầy gió, sa mạc vàng cháy hiện lên no nê trướ mắt khán giả. Cảnh chiến trận hoành tráng, khốc liệt, dù có thể hơi ít với mong đợi. Khán giả có lẽ chờ phần tiếp theo để được xem những cuộc chinh phục của Ghenghis Khan.
Phim làm theo lối “cổ điển”, không có kết cấu hiện đại phức tạp, không nhiều thủ pháp đặc biệt. Vẫn có những điểm nhấn hay chi tiết liên kết phim như mảnh xương làm tin của Temudjin. Nói chung phim tương đối dễ xem với khán giả. Đạo diễn Sergei dường như không tìm tòi cái mới, ông chỉ “làm thật tốt cái cũ” để làm nên một tác phẩm có sự cân bằng cao.