Crayon Shin-chan (tên tiếng Việt: Shin Cậu bé bút chì) của tác giả Yoshito Usui, là một trong những bộ manga (truyện tranh) nổi tiếng của Nhật Bản. Được phát hành lần đầu năm 1991, bộ truyện sớm gây được tiếng vang trong bạn đọc Nhật Bản và ở nhiều nước khác. Vào năm sau đó, loạt phim hoạt hình về cậu bé Shin cũng được sản xuất, phát sóng liên tục cho đến tận bây giờ. Vì sao Shin – cậu bé bút chì lại hấp dẫn bạn đọc đến vậy?
Về hình thức thể hiện, tác giả sử dụng một bút pháp đơn giản không tỉa tót, thậm chí có vẻ “ngây ngô” so với các bộ manga khác. Nội dung truyện cũng đơn giản: tất cả xoay quanh nhân vật chính là cậu bé Shin 5 tuổi với những mối quan hệ thân, sơ: bố mẹ, thầy cô, bạn bè, hàng xóm, người quen và cả người… không quen. Truyện diễn biến với tiết tấu chậm, dường như chỉ là những tình huống bình thường mà ta có thể bắt gặp ở bất kì đâu đó: ở nhà, ở trường, ngoài đường phố, nơi công viên, trong siêu thị…
Mỗi tập truyện 120 trang, đơn giản từ hình thức đến nội dung… Nhưng cứ thử cầm lên xem, bạn sẽ không thể rời mắt khỏi cuốn sách cho đến những trang cuối cùng! Bằng tài năng kể chuyện, tác giả đã biến các trang sách của mình thành một sân chơi tràn ngập tiếng cười của những cô bé cậu bé hồn nhiên, và bạn đọc lớn, nhỏ khi cầm cuốn sách lên cũng bị hút vào sân chơi đó để cùng được sống, được cười với thế giới của trẻ nhỏ. Bên cạnh thủ pháp gây cười của tác giả, là nghệ thuật lồng ghép những bài học giáo dục vào trong từng tình huống truyện.
Truyện của trẻ con, nhưng người lớn hãy cùng đọc, để nhận ra: Chúng ta còn hiểu biết quá ít về con trẻ! Có thể, Shin là một cậu bé rất hiếu động, đầy cá tính. Có thể, những trò tinh nghịch của Shin đôi khi quá trớn, chả chừa một ai (phải chăng ở đây cũng có sự tương đồng nào đó với những nhân vật dân gian hài hước Việt Nam?). Nhưng đằng sau những tình huống dở mếu dở cười do Shin gây ra, lại là những bài học nhẹ nhàng mà cũng thật thấm thía: người lớn thấy mình phải sâu sát với trẻ hơn, và các bạn đọc nhỏ tuổi chắc chắn cũng có dịp nhìn nhận lại mình, để thấy cái gì hay và không hay, trong gia đình cũng như ngoài xã hội…
Crayon Shin-chan (tên tiếng Việt: Shin Cậu bé bút chì) của tác giả Yoshito Usui, là một trong những bộ manga (truyện tranh) nổi tiếng của Nhật Bản. Được phát hành lần đầu năm 1991, bộ truyện sớm gây được tiếng vang trong bạn đọc Nhật Bản và ở nhiều nước khác. Vào năm sau đó, loạt phim hoạt hình về cậu bé Shin cũng được sản xuất, phát sóng liên tục cho đến tận bây giờ. Vì sao Shin – cậu bé bút chì lại hấp dẫn bạn đọc đến vậy?
Về hình thức thể hiện, tác giả sử dụng một bút pháp đơn giản không tỉa tót, thậm chí có vẻ “ngây ngô” so với các bộ manga khác. Nội dung truyện cũng đơn giản: tất cả xoay quanh nhân vật chính là cậu bé Shin 5 tuổi với những mối quan hệ thân, sơ: bố mẹ, thầy cô, bạn bè, hàng xóm, người quen và cả người… không quen. Truyện diễn biến với tiết tấu chậm, dường như chỉ là những tình huống bình thường mà ta có thể bắt gặp ở bất kì đâu đó: ở nhà, ở trường, ngoài đường phố, nơi công viên, trong siêu thị…
Mỗi tập truyện 120 trang, đơn giản từ hình thức đến nội dung… Nhưng cứ thử cầm lên xem, bạn sẽ không thể rời mắt khỏi cuốn sách cho đến những trang cuối cùng! Bằng tài năng kể chuyện, tác giả đã biến các trang sách của mình thành một sân chơi tràn ngập tiếng cười của những cô bé cậu bé hồn nhiên, và bạn đọc lớn, nhỏ khi cầm cuốn sách lên cũng bị hút vào sân chơi đó để cùng được sống, được cười với thế giới của trẻ nhỏ. Bên cạnh thủ pháp gây cười của tác giả, là nghệ thuật lồng ghép những bài học giáo dục vào trong từng tình huống truyện.
Truyện của trẻ con, nhưng người lớn hãy cùng đọc, để nhận ra: Chúng ta còn hiểu biết quá ít về con trẻ! Có thể, Shin là một cậu bé rất hiếu động, đầy cá tính. Có thể, những trò tinh nghịch của Shin đôi khi quá trớn, chả chừa một ai (phải chăng ở đây cũng có sự tương đồng nào đó với những nhân vật dân gian hài hước Việt Nam?). Nhưng đằng sau những tình huống dở mếu dở cười do Shin gây ra, lại là những bài học nhẹ nhàng mà cũng thật thấm thía: người lớn thấy mình phải sâu sát với trẻ hơn, và các bạn đọc nhỏ tuổi chắc chắn cũng có dịp nhìn nhận lại mình, để thấy cái gì hay và không hay, trong gia đình cũng như ngoài xã hội…